Nhiệt miệng lặp đi lặp lại – Cách xác định đúng nguyên nhân gây nhiệt miệng

cac-bai-thuoc-dieu-tri-nhiet-mieng-hieu-qua
cac-bai-thuoc-dieu-tri-nhiet-mieng-hieu-qua
Spread the love

Nhiệt miệng lặp đi lặp lại – Cách xác định đúng nguyên nhân gây nhiệt miệng

Thiên tình sử với nhiệt miệng

Mình là đứa có “thâm niên” bị nhiệt miệng. Từ nhỏ đến lớn năm nào cũng bị cả chục lần mà mỗi lần nhẹ thì 10

ngày, nặng thì kéo dài nguyên cả tháng trời…Kỉ lục là năm 2015, bị nhiệt miệng từ trước noel đến tận tết âm lịch :((

cac-bai-thuoc-dieu-tri-nhiet-mieng-hieu-qua
Nhiệt miệng ở thể nhẹ

Diễn biến đau khổ

Khi bị nhiệt miệng, mấy ngày đầu chỉ hơi rát nhẹ chứ không đau, không khó chịu mấy, nhưng sau 1 tuần thì các vết lở bắt đầu sưng lên và lan ra thành nhiều vết, kỉ lục năm nào đó mình bị tận 6 vết nhiệt miệng, còn 3-4 vết cùng lúc là bình thường luôn :((

Ăn uống tránh né kiều gì cũng đau, ăn gì cũng khó khăn…Có cả tuần chỉ húp cháo với ăn bún, súp, các món mềm và nhiều nước, và thật sự là mất cảm giác ngon miệng. Những lúc bị nặng nhất thì không nói được luôn vì hễ mở miệng ra là đã đau rồi :((

Chữa trị

Chạy chữa thì cũng đủ cách, đi khám uống thuốc BS kê đơn nhiều lần, uống có bôi có, tự mua thuốc ngoài mấy quầy thuốc tây cũng không biết bao lần …

Rồi đổi bàn chải đánh răng, đổi kem đánh răng trà xanh các kiểu, ngậm và súc miệng nước muối ấm ngày 3 lần, súc miệng trà xanh, bổ sung rau củ vitamin dinh dưỡng đủ kiểu vào bữa ăn, ngậm mật ong, uống mật ong, uống các loại nước lá mát giải nhiệt, ăn chè đậu xanh, uống tinh bột nghệ…Vẫn không khỏi và bị đi bị lại…

READ MORE  Cách tiết kiệm hàng trăm ngàn tiền xăng khi đi xe máy

Cứ đã nghĩ là phải “sống chung với lũ” cho tới già rồi :) Bạn nào đã thử đủ cách giống mình mà vẫn không khỏi thì nên đọc tiếp bài này :D

cach-cham-soc-dieu-tri-cho-tre-bi-nhiet-mieng-luoi-tai-nha-tot-nhat-
Nhiệt miệng ở thể nhẹ 

Phát hiện mới giúp mình trị dứt bệnh nhiệt miệng

Tình cờ đọc được bài báo về chất Sodium Lauryl Suffate (SLS ) có trong kem đánh răng có thể gây nhiệt miệng. SLS là chất được sử dụng rộng rãi để tạo bọt trong các sản phẩm tiêu dùng, thế nhưng SLS được xem là thành phần nguy hiểm nhất trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Nó cũng được xem như một chất tẩy rửa, nếu tiếp xúc nhiều sẽ bị ăn mòn và kích ứng da, tiêu chảy, trầm cảm, ung thư

Tuy thành phần Sodium Laury Suffate trong kem đánh răng không đủ nhiều để gây hại ngay lập tức cho người sử dụng, nhưng đối với người mẫn cảm với hóa chất thì SLS có thể gây nhiệt miệng, lở miệng ( Như mình trước giờ mỗi lần rửa chén cũng gây lở tay nên mình luôn được phép miễn rửa chén )

Nhìn lại bản thân, một đứa siêng đánh răng, luôn để ý chăm sóc răng miệng. Mỗi ngày đánh răng 2-3 lần và mình đâu có ngờ chính cái sự sạch sẽ đó đã hại bản thân bao nhiêu năm nay:((

Dẫn chứng về SLS:

Bài 1, bài 2, bài 3 

Tiến sĩ Talbot nói rằng Sodium Lauryl Sulphate (SLS) trong kem đánh răng là một thành phần đáng lo ngại. “Khoảng 85% các loại kem đánh răng có sử dụng SLS để làm ẩm (giúp việc nặn và trét kem lên bàn chải dễ dàng hơn), nó cũng giúp hòa tan dầu bạc hà vào nước trong kem đánh răng, nếu không có SLS các thành phần này sẽ bị tách thành từng lớp trong ống kem.

READ MORE  Giảm cân tự nhiên và dễ dàng với trà lá sen

Vấn đề của SLS là nó tạo ra những khoảng trống giữa màng nhầy – da – tế bào trong miệng, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm các chất độc và hóa chất gây ung thư (các chất này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả khói thuốc lá).

“Niêm mạc miệng là một trong những mô mỏng manh nhất trong cơ thể chúng ta, trong khi đó SLS lại là một chất tẩy rửa rất mạnh”, Tiến sĩ Talbot nói. Chất tẩy rửa mạnh này có thể gây kích ứng và trầy xước niêm mạc, gây loét miệng mãn tính.

“Khi gặp các trường hợp loét miệng tái phát, tôi thường khuyên bệnh nhân ngừng sử dụng các loại kem đánh răng có chứa SLS”, Talbot cho hay.

Trị dứt nhiệt miệng với bản thân mình bây giờ vô cùng đơn giản!

  • Chấm dứt sử dụng kem đánh răng các nhãn hiệu mình hay dùng: P/S, Close-up, Colgate. Từ trước đến nay mình thường mua lẫn lộn 1 trong 3 loại kem đánh răng của 3 hãng này, tiện tay thấy hộp nào đẹp thì mua thôi chứ không hề cân nhắc vì nghĩ nó phổ biến được nhiều người sử dụng :(( Cả 3 loại đó trong thành phần đều có chứa Sodium Lauryl Sulphate.
  • Hiện tại mình dùng kem đánh răng Sensodyne mua ở Vincom Đà Nẵng, không chứa SLS, giá 45k/. Khi đánh răng nó hoàn toàn không tạo bọt, không có cảm giác bọt đầy miệng như đánh răng bằng các loại kem kia, nhưng nó giúp mình hết nhiệt miệng :))
  • Bạn có thể tìm hiểu thêm 1 số loại kem đánh răng không chứa SLS để cho bản thân và gia đình : Emoform, Tom’s of Maine-Fluoride-Free Botanically Bright™ , Sensodyne…Và rất nhiều hãng khác chỉ cần bạn đọc kỹ trong thành phần công thức kem đánh răng để lựa chọn.
READ MORE  Phân biệt mật ong thật và mật ong giả - 12 cách thử !
Kem đánh răng không chứa SLS
Khoe kem đánh răng mới, không chứa SLS 

Viết bài này mà tâm trạng cực kỳ hạnh phúc vì đã tạm biệt được nỗi đau dai dẳng. Thật sự rất muốn chia sẻ kinh nghiệm này cho bạn nào mẫn cảm với hóa chất giống mình <3 <3

 

About Nana Home
Think globally, act locally .

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.