Một cõi đi về

Spread the love

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt

Khi lớn lên, đôi vai như dần nặng trĩu, không chỉ là cơm áo gạo tiền, không chỉ là những áp lực của cuộc sống…

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi xuống trăm năm Một cõi đi về.

“Đôi vầng nhật nguyệt” của ta chính là kí ức tuổi thơ sum vầy bên cha mẹ, những nụ cười hồn nhiên, tháng ngày giản dị trôi qua với giọng nói thô, đặc sệt chất Quảng mà ấm áp quen thuộc, đó chính là vầng nhật nguyệt soi cho ta trước những nẻo đường lạc lối..

4 năm qua nhanh như một cái chớp mắt. Những cảm xúc thì vẫn vẹn nguyên. Có lẽ niềm vui quên mau, nỗi đau nhớ lâu là vậy chăng?

Không ai chống lại được số phận.“Sống giữa đời này chỉ có thân phân và tình yêu. Thân phân thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng.Chúng ta làm cách nào để nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Đời”.

“Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung. Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu..”

Ai trải qua mất mát sẽ hiểu về thân phận hữu hạn, ai đã trải qua cô đơn sẽ hiểu tình yêu, nhưng mấy ai trải qua hết một cuộc đời mà có thể nói là mình đã thấu hiểu được nó?

READ MORE  Tự làm đồ chơi

03.08.2016

il_fullxfull.836509071_9lbk

Hầu hết nhạc sĩ đều viết cho đám đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc Trịnh là nhạc chỉ dành cho một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết bấu víu vào đâu nữa, ngư­ời ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón ta, nâng đỡ an ủi ta. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam….

…Tôi rất yêu nhạc Trịnh. Yêu như một tín đồ của anh ấy. Nhưng cũng phải thành thật mà nói rằng, nhạc Trịnh nghe lẻ từng bài thì hay. Nhưng nghe cả một cuộn băng thì lại thấy mệt vì đơn điệu.

Một nỗi đau đã theo đuổi Trịnh Công Sơn từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành: cái chết của người cha – ông Trịnh Xuân Thanh. Cả cha và mẹ là gạch nối Trịnh Công Sơn với thơ ca (cả nhà mê thơ phú, đàm đạo). Và cũng chính họ là hai hình ảnh liên kết rõ ràng nhất về thân phận con người. Người cha bị tù đày ở lao Thừa Phủ nhiều năm vì tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau đó, cha ông chết trong một tai nạn dọc đường. Người mẹ tần tảo buôn bán nuôi 8 con trong thời kỳ người chồng bị giặc bắt và ở vậy cô quạnh một đời. Chỗ dựa tinh thần của Trịnh Công Sơn ngay từ bé đã khá chông chênh. Không có gì níu kéo anh ở lại với những dằn vặt nhỏ mọn, những nỗi lo cơm áo trì trệ…, nhìn thấy cái chết và nhận chân nó cũng là để khỏi vướng bận trước cuộc đời hữu hạn. Anh đi tìm một cõi riêng, cõi của trí tưởng tượng, của những ánh sáng đẹp đẽ hơn mà mắt thường không nhìn thấy, mải mê trong cuộc du ca của ước vọng và nghiền ngẫm, xâu kết về đời sống: anh và những người xung quanh đang tồn tại vì lẽ gì. Trịnh Công Sơn nhớ lại: “Trong giấc ngủ hằng đêm tôi thường nhìn thấy cái chết của ba tôi. Nỗi ám ảnh ấy chắc chắn không bắt nguồn từ lớp bụi tro dày của vô thức làm nên từ những cái chết của tổ tiên mà có lẽ từ những năm tù tội tra tấn chết đi sống lại của ba tôi trong kháng chiến chống Pháp. Rõ ràng là cái chết ấy được báo động qua một tâm hồn quá nhạy cảm của tuổi thơ. Ba tôi mất đi khi tôi mười lăm tuổi. Rất nhiều bài hát đầu đời của tôi đã phảng phất cái không khí vắng lặng của sự mất mát. Càng về sau, lúc tiến dần về tuổi trưởng thành, giữa những bức xúc của cuộc sống, giữa những ngày tháng buồn vui, nỗi ám ảnh ấy đã trở thành lúc nào không hay ngọn nguồn của một nỗi âu lo thường trực về sự vắng bóng con người…”.

 Nghĩa trang dưới chân núi Ngự Bình (Huế), nơi này vào năm 1974, Trịnh Công Sơn đã sáng tác bài hát “Một cõi đi về” với những chiêm nghiệm thật sâu sắc về thân phận con người

<Nhạc sĩ Nguyễn Cường>

About Nana Home
Think globally, act locally .