Mùa hồng ở Dran Đơn Dương

Mùa hồng ở Đơn Dương
Mùa hồng ở Đơn Dương
Spread the love

MÙA HỒNG Ở DRAN ĐƠN DƯƠNG hay MÙA HỒNG Ở XỨ DÃ QUỲ 

Có dịp lên Đơn Dương đúng giữa mùa hồng, ngắm những cành hồng chín trĩu nặng cây đến nỗi một cơn gió mạnh thổi qua cũng khiến ta se lòng.

Mùa hồng ở Đơn Dương
Mùa hồng Đơn Dương, 2015

Hồng lăn theo bánh xe trên những triền dốc đồi thông, hồng rụng lác đác không đủ níu chân ai..Hồng rơi vãi đầy đường :(

Mùa hồng ở Đơn Dương
Mùa hồng ở Đơn Dương

Ở Đà Nẵng và Hà Nội tui từng ăn những trái hồng giá đến 50k/kg nhưng không biết đó là hồng Việt Nam hay Trung Quốc, thì ngay tại đây hồng chất đống giữa vườn, bị bán rẻ, bị đổ bỏ..Ở đây hồng được trồng rất nhiều, năm nay được mùa đến độ muốn mua bao nhiêu cũng có.

Ước gì tui là dân sống ở đây, để được ngắm cảnh sắc của những vườn hồng thay đổi theo từng thời điểm trong năm.

Mùa hồng ở Đơn Dương

Hồng giòn tươi 1 kg giá 5k. 1 bịch 5kg như hình giá 25k.

Hồng được tuyển lựa, trái to đều, phơi khô thì 1 kg 100k, mềm và sựt, dai dai nhưng không bị dẻo, vẫn còn nguyên hương vị thơm mật như hồng chín cây.

2 thằng mua ký hồng tươi và ký hồng khô, tối tối ở KS lạnh lẽo không có chi làm bèn đem ra xơi hết sạch :D

Mùa hồng ở Đơn Dương
Phơi hồng ở Đơn Dương

Cách mà người dân phơi và sấy hồng cũng rất sạch sẽ và thủ công. Nhà phơi được bọc kín bằng vải lưới mịn, 1 con ruồi cũng không chui lọt. Sáng rực giữa đồi một màu cam tươi của trái hồng giòn. Buổi tối thì bật điện y như cách người ta giăng bóng đèn để trồng hoa Tết.

READ MORE  Cà Phê Đà Nẵng, Cafe Full House 856/8 Tôn Đức Thắng
Mùa hồng ở Đơn Dương
Nhà phơi hồng
Mùa hồng ở Đơn Dương
Nhà phơi hồng ở Đơn Dương
Thị trấn Dran Đơn Dương
Thị trấn Dran Đơn Dương

Đối với tui, Đơn Dương đẹp tuyệt, thậm chí có phần đẹp hơn người anh cả là Đà Lạt. Xanh, hùng vĩ, hoang sơ mộc mạc, đầy sương khói, nắng gió và hoa cỏ… Nhưng tiếc là người dân vẫn nghèo bền vững, làm nông chân chính thì làm sao cạnh tranh với nông sản TQ, làm sao đấu lại được với thương lái buôn thuốc hơn là buôn rau, nên nghèo vẫn hoàn nghèo.

Hôm nay về thăm Đơn Dương

Thăm rẫy khoai sắn thăm vườn rau xưa

Nuôi tôi từng bữa sớm trưa

Ngôn từ nào tả cho vừa lòng tôi

( Thơ Tuyền Linh, 2015 )

Tui từng lên Đà Lạt bằng cách bắt xe từ Phan Rang qua đèo Ngoạn Mục. Từ Ninh Thuận đến cao nguyên chỉ cánh 20 km mà khí hậu và cảnh vật đều thay đổi đột ngột: từ nóng bức chuyển sang mát mẻ;  từ hoang vu, khô cằn chuyển sang xanh tươi, ngập tràn sức sống…Dran chính là nơi bắt đầu của cao nguyên.

Thị trấn Dran Đơn Dương
Thị trấn Dran Đơn Dương

Tuy nhỏ bé, nhưng cũng như Đà Lạt, Dran cho tui tận hưởng được cả bốn mùa trong một ngày: sáng xuân, trưa hạ, chiều thu và tối đông. Cũng huyễn hoặc sương mờ, cũng nghiêng nghiêng dốc núi, cũng xanh mướt đồi thông, chỉ không có những dòng du khách nườm nượp.  Dran yên bình và mộc mạc hơn Đà Lạt rất nhiều.

Thị trấn Dran Đơn Dương

Thị trấn Dran Đơn Dương

Những ngôi nhà gỗ vương mùi nhựa thông ở Dran. Nó yên bình như chính thị trấn nhỏ bé này, nhịp sống dường như chậm lại.

READ MORE  Đến Đà Lạt ăn Ốc Nhé !

Những ngôi nhà gỗ mang lại cảm xúc bình yên, khiến ta nghĩ mình sẽ có được một giấc mơ giản dị, một giấc ngủ ngon giữa lòng Đà Lạt.

Trong bức thư ngày 12/11/1964, Trịnh Công Sơn cũng thổ lộ với Dao Ánh mong ước từ bỏ tất cả “những đua chen” để về sống tại Dran:

“Cuộc sống ở đây bình an dễ chịu. Có lẽ rồi anh cũng kiếm cách về đây, làm đồn điền và xa lánh những đua chen vô ích. Tìm một hạnh phúc nào nhỏ nhất cho vừa đời mình. Làm một căn nhà sàn với bàn ghế bằng những gốc thông ghép lại, sống rất gần với gỗ với cây với núi rừng với đất.”

Trong những chuyến đi lên với Đà Lạt, tui cũng từng có những ước ao như vậy :)

Thị trấn Dran Đơn Dương
Những ngôi nhà gỗ ở Đà Lạt

Viết đến đây đàn sến lại bay về :))

Có cô mặc áo hồng hồng

Buồn buồn là kéo ông chồng lên đây :))

Nanahome.info

< Cảm ơn bạn vì copy bài viết và hình ảnh từ blog tui nhưng đã lịch sự để nguồn dùm tui>

About Nana Home
Think globally, act locally .

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.