Làm sao để phân biệt bún sạch và bún hóa chất ?
Ăn bún có thể làm dạ dày bục nát !
Bún mắm Đà Nẵng – món ngon yêu thích
3 món sơi mà người Việt mình hay ăn: mỳ quảng, bún và phở. Đặc biệt sợi bún được chế biến đa dạng nhất: bún thịt nướng, bún bò huế, bún chả cá, bún riêu cua, bún hến, bún nạm, bún tái, bún măng, bún mọc, bún đậu, bún ốc, bún lòng, bún mắm..
Những món chế biến từ sợi bún được xem là lành bụng, là truyền thống, có thể ăn sáng trưa chiều tối đều được. Thế nhưng hôm nay sau khi biết sự thật về những sợi bún trắng trong dễ thương mềm mại kia..Chắc mình phải bớt lại tình yêu đối với những món ăn ưa thích :((
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, sợi bún tuy dễ ăn nhưng lại ẩn chứa một nguy cơ lớn cho dạ dày và đường ruột.
Bác sĩ chữa bệnh ung thư càng sợ bún
Đến khám tại Bệnh viện K Trung ương, anh Nguyễn Văn Thiện trú tại Thanh Xuân, Hà Nội không tin vào mắt mình khi hình ảnh nội soi dạ dày của anh bị loét nặng, có nhiều điểm còn thủng cả niêm mạc dạ dày. Dù kết quả xét nghiệm không có tế bào ác tính nhưng anh Thiện vẫn lo sợ khi nhìn thấy những hình ảnh đó.
Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Linh khi khám cho anh Thiện đã khuyên anh không nên sử dụng các chất chua và đặc biệt là không được ăn bún bởi vì trong bún có nhiều chất không tốt cho dạ dày. Anh Thiện hết sức ngạc nhiên bởi từ trước đến nay sáng nào anh cũng ăn bún và coi đó là món ăn tuyệt vời, dễ ăn nhất.
Anh Thiện cho biết: “Tôi không biết có phải bị loét dạ dày do bún hay không nhưng sáng nào tôi cũng ăn một cách ngon lành”.
Bác sĩ Linh còn cho biết bún rất độc hại với trẻ nhỏ. Tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún bởi dù công nghệ làm bún có chuẩn đến đâu đây vẫn không phải là thực phẩm khuyến khích sử dụng. Đặc biệt là những sợi bún càng bóng càng bị tẩy hóa chất. Bản thân bác sĩ cũng thấy sợ những sợi bún.
Cùng suy nghĩ như anh Thiện, rất nhiều người đã coi món bún là thực phẩm thứ hai sau cơm mà không biết bún thường bị dùng hóa chất. Mỗi khi phát hiện ra bệnh nào đó họ lại tự an ủi có thể do đã ăn phải thực phẩm bẩn nhưng không nghĩ thủ phạm có thể là bún.
Tại làng Tứ Kỳ, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, người dân có truyền thống làm bún. Theo tiết lộ của một người làm bún thì bình thường trước khi làm bún người ta phải ngâm gạo từ 48-72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay sẽ được một hỗn hợp bột nước.
Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi và cho vào một nồi nước nóng đun sôi để bún có thể dai, không bị nhão.
Nhưng hiện nay công nghệ máy móc hiện đại, người dân thường ngâm gạo trong vòng vài tiếng đem xay rồi tách nước cho thêm bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi và bún nhìn sáng hơn. Nhiều cơ sở thay vì dùng bột gạo hoàn toàn còn pha trộn thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo. Ngoài ra sẽ dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún. Hiện giá bún nguyên chất xuất xưởng là 7.000 đồng một kg.
Bún càng bóng, càng chứa hóa chất
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bún khác nhau trong đó có bún lá và bún rối được sử dụng nhiều nhất, còn bún phơi khô ít được dùng.
PGS Trần Hồng Côn – Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết các chất phụ gia được sử dụng trong bún là gì ông cũng không rõ nhưng có chất huỳnh quang được gọi là Tinopal thường được người làm bún dùng để sợi bún sáng, trong, nhìn ngon hơn. Chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đây là một chất chủ yếu dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, vải, sợi, mực in, mỹ phẩm và dùng làm chất tẩy rửa, tẩy trắng sản phẩm. Lợi dụng tính chất hóa học của tinopal nên người dân đã cho vào một số thực phẩm, đặc biệt là bún phở.
Còn PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, trong các chất phụ gia thực phẩm, tinopal là chất cấm chỉ dùng trong công nghiệp như trong sơn để làm bóng sơn. Tiếc là trong thực phẩm, người sản xuất lợi dụng cho nó vào. Tuy nhiên, PGS Thịnh cho biết chất này rất nguy hiểm, có thể gây suy gan, suy thận và lâu dần dẫn đến ung thư.
Không chỉ nỗi lo chứa tinopal mà bún còn bị sử dụng hàn the trong khi làm nó. Hàn the không có trong danh mục các chất được Bộ y tế cho phép dùng chế biến thực phẩm do tính độc hại của nó. Hàn the sẽ tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính.
Nếu sử dụng hàn the lâu ngày có thể gây ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Ngoài ra, hàn the còn gây hại thận, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc.
Phân biệt bằng màu sắc
Dựa vào đặc tính hóa học các phụ gia cấm được cho vào như chất huỳnh quang làm sợi bún trắng trong, ta có thể biết sợi bún sạch rất đục màu cơm.
Còn nếu bún chứa hàn the sợi bún rất dai và giòn. Chỉ cần dùng tay sờ thử sợi bún có thể thấy bún đó có dùng hàn the hay không. Nếu sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn là không chứa hàn the và chất huỳnh quang. Còn bún dai, khó đứt là bún chứa hàn the.
Phân biệt bằng mùi vị
Các bà nội trợ có thể dễ dàng nhận biết bún có chứa hàn the và không chứa hàn the qua mùi vị của sợi bún. Bún không chứa hàn the có mùi hơi chua dịu, không quá nặng mùi. Mùi chua này hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm trong quy trình chế biến bún. Bún có chứa hàn the không có mùi chua dịu của gạo ngâm. Nếu mua bún từ sáng để đến cuối ngày mà thấy không có mùi chua, thiu thì chắc chắn bún đó đã được tẩm hàn the và hóa chất.
Tổng hợp theo infonet & moitruongsuckhoe.com.vn
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.